Nhìn chung hầu hết mọi người đều cho rằng biên dịch viên hay phiên dịch viên chỉ là hai thuật ngữ để chỉ những người làm công việc dịch thuật ngôn ngữ và cả hai đều giống nhau.Thực ra, quan niệm này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai. Vậy sự giống và khác nhau giữa biên dịch viên và phiên dịch viên là gì?

Sự Giống Và Khác nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

su-giong-va-khac-nhau-giua-bien-dich-vien-va-phien-dich-vien
Sự Giống Và Khác nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

So Sánh Khái Niệm Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

Biên dịch viên là người chuyên chuyển đổi các văn bản viết từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.

Phiên dịch viên là người chịu trách nhiệm chuyển đổi các đoạn hội thoại bằng lời từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và ngược lại.

so-sanh-khai-niem-bien-dich-vien-và-phien-dich-vien
So Sánh Khái Niệm Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

+ Xem thêm bài viết:Sự Khác Nhau Giữa Biên Dịch Và Phiên Dịch

Điểm Giống Nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

diem-giong-nhau-giua-bien-dich-vien-va-phien-dich-vien
Điểm Giống Nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

Cả hai đều đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa hai ngôn ngữ, có nhiệm vụ chuyển đổi nội dung từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Tóm lại, họ giúp thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ giữa các quốc gia giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

Không phải ai cũng có thể làm biên phiên dịch. Bởi vì hai công việc này yêu cầu mỗi cá nhân phải được đào tạo bài bản, phải trải qua quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Dù là biên dịch viên hay phiên dịch viên cũng đều đòi hỏi cá nhân phải trang bị cho mình những kỹ năng làm việc, kho tàng kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ cũng như các bằng cấp và chứng chỉ liên quan.

+ Xem thêm bài viết:Các Loại Hình Phiên Dịch Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Điểm Khác Nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

diem-khac-nhau-giua-bien-dich-vien-va-phien-dich-vien
Điểm Khác Nhau Giữa Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

Các kỹ năng cần thiết

Biên dịch viên là những người hàng ngày phải đối mặt với hàng tá các tài liệu bằng văn bản vì vậy chắc chắn rằng họ phải là những người giỏi viết lách. Bởi vì khách hàng luôn yêu cầu một bản dịch phải trơn tru, có độ chính xác cao và không có bất kỳ sai sót nào. Mỗi văn bản thường bao hàm nhiều nội dung khác nhau, điều này phụ thuộc vào từng ngữ cảnh. Do đó,với tư cách là một dịch giả, để quá trình dịch thuật diễn ra thuận lợi hơn, họ phải có khả năng nghiên cứu tài liệu và đọc hiểu những vấn đề liên quan. Trang bị cho mình những kĩ năng về chọn lọc tài liệu cũng như khả năng sử dụng công cụ CAT sẽ giúp dịch giả hoàn thành dự án một cách nhanh chóng mà vẫn có thể đảm bảo về mặt chất lượng.

Trong khi đó, phiên dịch viên là những người vừa lắng nghe đồng thời chuyển đổi nội dung mà người nói hướng tới sang ngôn ngữ đích. Để làm được như vậy, mỗi cá nhân phải giỏi về kỹ năng nghe-hiểu và có khả năng trình bày trước đám đông. Ngoài ra, quá trình dịch diễn ra gần như là ngày lập tức nên người dịch phải có khả năng ứng biến để xử lý những tình huống bất ngờ. Nếu như biên dịch viên có thể tra cứu từ điển hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet thì đối với phiên dịch viên điều này là không thể. Họ phải dựa hoàn toàn vào những kinh nghiệm, những kiến thức mà bản thân đã tích lũy. Vì vậy, người làm phiên dịch viên cần phải thường xuyên cập nhật tin tức cũng như rèn luyện để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng cho bản thân.

Độ chính xác

Để hoàn thành một bản dịch, các biên dịch viên sẽ có một khoảng thời gian để xem xét tài liệu nguồn sau đó tiến hành dịch thuật với sự trợ giúp của từ điển, các nhà biên tập, hiệu đính. Đây là lý do vì sao sản phẩm của các biên dịch viên thì luôn đòi hỏi độ chính xác cao. Thậm chí trong một vài trước hợp,để phục vụ cho mục đích xuất bản thì bản dịch phải tuyệt đối chính xác về cả nội dung lẫn hình thức.

Ngược lại, phiên dịch viên không cần phải dịch chính xác từng chữ mà người nói đề cập. Họ chỉ cần nắm bắt những điểm chính, cốt lõi sau đó dùng kiến thức của mình để diễn giải trước đám đông. Dĩ nhiên, để quá trình dịch được diễn ra thành công, người phiên dịch phải chuẩn bị tốt những kiến thức liên quan tới cuộc họp, hội nghị  sắp tới.

Dịch một chiều và dịch hai chiều

Dịch một chiều là điều bắt buộc.Như đã đề cập trước đó, để trở thành biên dịch viên thì cá nhân đó phải là người bản địa của ngôn ngữ gốc. Tức là khi bạn muốn tìm một người thực hiện nhiệm vụ dịch thuật tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Nhật thì biên dịch viên người Nhật Bản mới là lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên ngược lại thì không đúng. Khi bạn thực hiện một dự án cần chuyển đổi tiếng Nhật sang tiếng Anh thì bạn không nên giao nó cho dịch giả người Nhật. 

Ngược lại, dịch hai chiều là điều bắt buộc đối với phiên dịch viên. Bởi vì họ phải dịch qua dịch lại ít nhất hai ngôn ngữ. Ví dụ như, trong một bệnh viện Việt Hàn thì người phiên dịch phải dịch lời khuyên hoặc sự chuẩn đoán của bác sĩ từ tiếng hàn sang tiếng việt để bệnh nhân có thể hiểu mình nên làm gì, đồng thời dịch những phản hồi cũng như tình trạng của bản thân sang tiếng Hàn để bác sĩ có thể nắm bắt.

+ Xem thêm bài viết:Cách Tạo Ra Một Bản Dịch Tài Chính Đạt Chất Lượng

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã hiểu rõ sự khác nhau giữa biên dịch viên và phiên dịch viên hay chưa? Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm một công việc dịch thuật thì hãy tham khảo bài viết tuyển dụng cộng tác viên dịch thuật hoặc liên hệ ngay với công ty dịch thuật CVN để được tư vấn miễn phí về lộ trình ứng tuyển các vị trí trong thời gian sớm nhất.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dịch Thuật