Bạn đang có tài liệu, văn bản pháp lý do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp nhưng cần sử dụng ở nước ngoài, hay giấy tờ nước ngoài nhưng cần được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam? Trong bài viết dưới đây, dịch thuật CVN sẽ mách cho bạn những thông tin cần thiết trong thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự, đảm bảo hoàn toàn tính pháp lý sử dụng.

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Và Chứng Nhận Lãnh Sự Là Gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự

hop-phap-hoa-lanh-su
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì

Dựa theo nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Hợp pháp hóa lãnh sự là quy trình chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản, con dấu, chữ ký hay chức danh của người nước ngoài. Hiện nay quy trình thủ tục pháp lý tại Việt Nam luôn đòi hỏi hồ sơ cấp ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, như: xin cấp giấy phép lao động cho người ngoại quốc, thủ tục nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào thị trường Việt Nam, thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam, đơn đăng ký hộ tịch tại Việt Nam, … 

+ Xem thêm bài viết: Cập Nhật Quy Định Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Mới Nhất

Chứng nhận lãnh sự 

Dựa theo nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Chứng nhận lãnh sự là quy trình chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản, con dấu, chữ ký hay chức danh của Việt Nam để tài liệu đó được công nhận quyền sử dụng tại nước ngoài.

Tương tự như hợp pháp hóa lãnh sự, các thủ tục pháp lý, hành chính ở nước ngoài cũng đòi hỏi tài liệu cần được chứng nhận lãnh sự, như: biên bản xin định cư, xin việc, nhập quốc tịch nước ngoài, đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài, …

Địa Điểm Làm Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Và Chứng Nhận Lãnh Sự 

dia-chi-tiep-nhan-ho-so-hop-phap-hoa-lanh-su
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

Hiện nay có hai cơ quan ban ngành chính tại Việt Nam tiếp nhận thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự bao gồm: 

  • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh 
  • Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam. 
  • Một số cơ quan ban ngành khác :26 Sở/ Phòng/ Bộ phận Ngoại vụ tại khắp các tỉnh thành trong nước.

Còn tại các khu vực nước ngoài, một số cơ quan ban ngành chuyên thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam như: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, …

+ Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Kê Khai Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Online Nhanh Nhất

Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Và Chứng Nhận Lãnh Sự Mới Nhất

thu-tuc-hop-phap-hoa-lanh-su
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất

Các loại giấy tờ cần được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

giay-to
Các loại giấy tờ cần làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

Ngoại trừ những trường hợp ưu tiên hay được miễn giảm, một số loại giấy tờ sau đây cần được hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự để được sử dụng hợp pháp tại quốc gia không phải nước cấp:

  • Lý lịch tư pháp
  • Giấy đăng ký kết hôn
  • Giấy khám sức khỏe
  • Hồ sơ xin lao động
  • Hồ sơ nhập tịch
  • Bằng cấp và các chứng chỉ liên quan, …

Ngoài ra, một số trường hợp giấy tờ, tài liệu không được cấp phép chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hóa lãnh sự như:

  • Văn bản có nội dung thể hiện sự xâm phạm lợi ích của Nhà nước
  • Chữ ký, con dấu hay chức danh không xác thực với bản gốc
  • Hành vi giả mạo hoặc được chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định hiện hành của pháp luật
  • Tài liệu bị gạch xóa, sửa chữa, không tuân theo quy định của pháp luật

+ Xem thêm bài viết: Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Hà Nội, TP.HCM

Chi phí của thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

chi-phi
Chi phí thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

Khoản chi phí dành cho thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự mỗi lần là 30 nghìn đồng. Ngoài ra để nhận được bản sao của hồ sơ, giấy tờ lệ phí là 5 nghìn đồng mỗi lần. Một số lưu ý cần quan tâm về khoản mục thanh toán bao gồm:

  • Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
  • Đây chỉ là mức lệ phí chi trả cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Bạn cần phải chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa lãnh sự tại chính cơ quan ngoại giao của nước đó và lệ phí sẽ tùy thuộc theo quy định mỗi quốc gia.

Ngoài ra, một số loại hồ sơ được miễn giảm chi phí cho quy trình thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự, như:

  • Mang ý nghĩa lợi ích phục vụ trực tiếp cho cơ quan nhà nước
  • Miễn lệ phí theo thỏa thuận điều ước quốc tế giữa các quốc gia 
  • Những cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ ngoại giao, đối ngoại theo quy định cụ thể của Bộ Ngoại giao ban hành.
  • Mất bao lâu để hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự

+ Xem thêm bài viết: Quy Trình Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Trọn Gói Từ A Đến Z

Dựa trên nghị định 111/2011/NĐ-CP, cơ quan ban ngành tại Việt Nam tiếp nhận và xử lý thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự như sau:

  • Tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, thời gian làm việc trong vòng 1 ngày
  • Trong trường hợp văn bản, tài liệu có số lượng trên 10 trang, thời gian làm việc từ 1 đến 5 ngày
  • Ngoài ra, quy trình chứng thực con dấu, chữ ký, chức danh, … có thể dài hơn quy định.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự sẽ hoàn tất trong vòng 1 tuần tùy thuộc vào lượng giấy tờ cũng như tính chất văn bản, tài liệu đi kèm.

Tìm hiểu kỹ càng thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức đi lại cũng như nhanh chóng hoàn tất hồ sơ pháp lý. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Hợp pháp hóa lãnh sự