Dự án đầu tư có sử dụng đất phải tuân thủ các điều kiện, thuộc những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Những thông tin liên quan đến dự án đầu tư có sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất hiện nay đang dần trở nên phổ biến hơn, nhất là khi các địa phương tăng cường khuyến khích đầu tư vào dự án có tác động đến kinh tế – hạ tầng.
Tuy nhiên, xoay quanh các quy định này vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với việc làm hợp đồng thực hiện dự án có sử dụng đất, hãy cùng tham khảo và tải về mẫu hợp đồng thực hiện dự án có sử dụng đất ở phần cuối của bài viết.
Mẫu Hợp Đồng Thực Hiện Dự Án Có Sử Dụng Đất Mới Nhất
HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Số:……../…………
…………, ngày…………tháng……….năm………
Hôm nay, ngày….. tháng….. năm……. tại (Địa danh)……………………………………………, chúng tôi gồm các bên dưới đây:
- Bên mời thầu (sau đây gọi là Bên A):
Tên giao dịch ……………………………………………………………………………………………………………….
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: Ông/Bà……………………….Chức vụ:……………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Tài khoản: ……………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………………….Fax:……………………………………………………..
Email:………………………………………………………………………………………………………….
- Nhà đầu tư (sau đây gọi là Bên B):
Tên giao dịch ……………………………………………………………………………………………………………….
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: Ông/Bà……………………….Chức vụ:……………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Tài khoản: ……………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………………….Fax:……………………………………………………..
Email:………………………………………………………………………………………………………….Giấy ủy quyền ký hợp đồng số………ngày……..tháng…….năm……… (Trường hợp được ủy quyền).
(Trường hợp là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin các thành viên trong liên danh và cử đại diện liên danh giao dịch).
Hai bên thống nhất ký hợp đồng thực hiện đầu tư dự án…. (tên dự án) như sau:
Điều 1. Định nghĩa và diễn giải
Trong hợp đồng này các từ và cụm từ được hiểu như sau:
- “Bên mời thầu” là………………………………………… (tên giao dịch của Bên mời thầu), là cơ quan được người có thẩm quyền giao trách nhiệm ký kết hợp đồng.
- “Nhà đầu tư” là………………………………………………. (tên giao dịch của Nhà đầu tư).
- “Đại diện Bên mời thầu” là người được Bên mời thầu nêu ra trong hợp đồng hoặc được ủy quyền điều hành công việc thay mặt cho Bên mời thầu.
- “Đại diện Nhà đầu tư” là người được Nhà đầu tư nêu ra trong hợp đồng hoặc được Nhà đầu tư ủy quyền bằng văn bản và điều hành công việc thay mặt Nhà đầu tư.
- “Người có thẩm quyền” là Chủ tịch UBND tỉnh…………………………………………………………
- “Hồ sơ mời thầu (HSMT) hoặc hồ sơ yêu cầu (HSYC)” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu, bao gồm các yêu cầu cho một dự án làm căn cứ pháp lý cho Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá, lựa chọn Nhà đầu tư; là căn cứ đàm phán và ký kết hợp đồng;
- “Hồ sơ dự thầu (HSDT) hoặc hồ sơ đề xuất (HSĐX)” là toàn bộ tài liệu được Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu để đề xuất thực hiện đầu tư dự án theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
- “Ngày” được hiểu là ngày dương lịch và tháng được hiểu là tháng dương lịch.
- “Luật” là toàn bộ hệ thống luật pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- “Nhà đầu tư cấp 1” là Nhà đầu tư như định nghĩa ở trên;
- “Nhà đầu tư cấp 2” là Nhà đầu tư được Nhà đầu tư cấp 1 chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật để xây dựng công trình nhà ở nhưng phải tuân thủ theo nội dung HSMT (hoặc HSYC), HSDT (hoặc HSĐX), hợp đồng đã ký kết giữa Bên mời thầu và Nhà đầu tư cấp 1.
- “Rủi ro” là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng.
- “Bất khả kháng” là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết hợp đồng như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh. (2)
Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên
1. Hồ sơ hợp đồng
Hồ sơ hợp đồng bao gồm các căn cứ ký kết hợp đồng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng này và các tài liệu sau:
a) Quyết định phê duyệt kết quả đàm phán thực hiện hợp đồng;
b) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư;
c) HSDT (hoặc HSĐX) của Nhà đầu tư;
d) HSMT (hoặc HSYC) của Bên mời thầu;
e) Các tài liệu khác có liên quan…
2. Thứ tự ưu tiên của các tài liệu
Tài liệu cấu thành nên hợp đồng có quan hệ thống nhất, nếu có điểm nào không rõ ràng hoặc không thống nhất thì các bên có trách nhiệm trao đổi và thống nhất. Trường hợp, các bên không thống nhất được thì thứ tự ưu tiên các tài liệu cấu thành hợp đồng để xử lý vấn đề không thống nhất được quy định như sau:
(Thứ tự ưu tiên các mục của khoản 1 Điều 2 do các bên thỏa thuận).
Điều 3. Khối lượng công việc và tổng mức đầu tư của dự án
- Khối lượng công việc: Bên B phải tổ chức thực hiện dự án với khối lượng công việc đã được quy định trong HSMT (hoặc HSYC), HSDT (hoặc HSĐX), kết quả lựa chọn Nhà đầu tư, kết quả đàm phán thực hiện hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Tổng mức đầu tư của dự án (A)=….. đồng (bằng giá trị xây dựng công trình + Giá trị bồi thường GPMB); trong đó:
Giá trị xây dựng công trình (M1):………………. đồng;
Giá trị bồi thường GPMB (M2):………………… đồng;
Trường hợp giá trị bồi thường GPMB thực tế thấp hơn mức M2 thì phần chênh lệch được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn mức M2 thì bên B phải chịu trách nhiệm bù phần thiếu hụt.
Điều 4. Bảo đảm thực hiện đầu tư dự án
- Bên B phải thực hiện một trong các biện pháp như đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh theo quy định trong HSMT (hoặc HSYC) để bảo đảm bên A nhận được bảo đảm thực hiện đầu tư dự án trước khi hợp đồng thực hiện dự án có hiệu lực.
- Giá trị bảo đảm thực hiện đầu tư dự án là……………….(bằng……………% tổng mức đầu tư của dự án) (3)
- Thời hạn có hiệu lực của bảo đảm thực hiện đầu tư dự án được tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi bên B hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và công tác đầu tư xây dựng dự án để chuyển sang giai đoạn kinh doanh, khai thác.
- Bên B sẽ bị tịch thu bảo đảm thực hiện đầu tư dự án và bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Không tiến hành lập dự án và thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định trong hợp đồng đã ký kết;
b) Không thực hiện đầy đủ hoặc chậm chuyển kinh phí bồi thường GPMB cho Bên mời thầu quá…….. ngày hoặc chậm nộp tiền sử dụng đất quá …… ngày theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của hợp đồng này. (4)
c) Chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành công tác xây dựng theo quy định trong hợp đồng;
d) Trong quá trình tiến hành thực hiện đầu tư dự án, bên B không thực hiện việc hỗ trợ số tiền cho Nhà nước theo cam kết trong HSDT (hoặc HSĐX) hoặc hỗ trợ bổ sung số tiền cho Nhà nước tương ứng với giá trị gia tăng do điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng hệ số sử dụng đất hoặc tăng diện tích sử dụng công trình xây dựng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh.
Điều 5. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng
- Thời gian thực hiện hợp đồng và khởi công dự án
Bên B phải hoàn thành toàn bộ công việc theo nội dung của hợp đồng trong ….. (khoảng thời gian cụ thể được tính theo ngày hoặc tháng hoặc năm) kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Bên B được quyền lựa chọn ngày khởi công dự án nhưng không quá … ngày, kể từ ngày bên A bàn giao toàn bộ (hoặc một phần) khu đất thực hiện dự án cho bên B. (5)
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
Căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng, bên B phải lập bản tiến độ thực hiện đầu tư dự án chi tiết để trình cho bên A trong vòng….. ngày, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực và cam kết thực hiện đúng tiến độ đề ra. Mỗi bản tiến độ thực hiện đầu tư sẽ bao gồm:
a) Trình tự thực hiện công việc và thời gian dự tính cho mỗi công việc của dự án, trong đó nêu rõ thời gian hoàn thành công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định;
b) Báo cáo chung về các phương pháp dự kiến áp dụng và các công việc thực hiện dự án; số lượng thiết bị, phương tiện, nhân lực để thực hiện các công việc thuộc dự án.
Nếu bản tiến độ thực hiện đầu tư do bên B lập không phù hợp với hợp đồng thì Bên A sẽ thông báo cho bên B trong vòng….. ngày kể từ ngày nhận được bản tiến độ của bên B. Bên B phải chỉnh sửa bản tiến độ cho phù hợp với hợp đồng theo yêu cầu của bên A. Bản tiến độ được bên A thống nhất là cơ sở để bên A kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đầu tư của bên B.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu phát sinh những tình huống có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư dự án của bên B, các bên sẽ trao đổi về mức độ ảnh hưởng và thống nhất hướng giải quyết. Trường hợp phải điều chỉnh tiến độ thực hiện đầu tư, bên B phải lập và nộp cho bên A một bản tiến độ thực hiện đầu tư sửa đổi phù hợp.
- Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng
Bên A và bên B sẽ thương thảo và báo cáo người có thẩm quyền quyết định về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
– Do ảnh hưởng của các sự kiện bất khả kháng;
– Do bàn giao mặt bằng khu đất thực hiện dự án chậm;
– Được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh mặt bằng quy hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án;
– Các trường hợp đặc biệt khác. (6)
- Khắc phục tiến độ chậm trễ
Khi tiến độ thực hiện đầu tư đã bị chậm so với bản tiến độ đã được các bên thống nhất mà không phải do những nguyên nhân đã nêu trong khoản 3 Điều này, bên A có quyền yêu cầu bên B sửa đổi bản tiến độ thực hiện đầu tư để đảm bảo hợp đồng được hoàn thành đúng thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Bồi thường GPMB, bàn giao đất cho Nhà đầu tư:
Chuyển tiền bồi thường GPMB cho bên A.
Bên B có trách nhiệm chuyển tiền bồi thường GPMB cho bên A theo n lần, tương ứng với số lần bàn giao đất của bên A, cụ thể như sau: (7)
Trường hợp giá trị bồi thường GPMB thực tế cao hơn mức M2 thì trong thời hạn không quá…….. ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên A, bên B có trách nhiệm chuyển toàn bộ phần thiếu hụt cho bên A.
Sau khi nhận được tiền bồi thường GPMB của bên B, bên A có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương (nơi thực hiện dự án) tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho bên B trong khoảng thời gian tối đa là….. (khoảng thời gian cụ thể được tính theo ngày hoặc tháng hoặc năm)kể từ ngày nhận được tiền bồi thường GPMB.
Bên A có trách nhiệm bàn giao đất cho bên B theo… lần, cụ thể như sau: (8)
Trường hợp bên A không bàn giao diện tích đất thực hiện dự án cho bên B theo đúng diện tích (thấp hơn) hoặc tiến độ (muộn hơn) thì bên B phải báo cáo người có thẩm quyền để có hướng giải quyết. Nếu bên B không báo cáo thì phải tự chịu trách nhiệm về việc bàn giao chậm của bên A.
Điều 7. Nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước
- Tổng số tiền sử dụng đất mà bên B phải nộp ngân sách nhà nước là……………đồng.
– Trường hợp sau khi được lựa chọn, nếu quy hoạch được điều chỉnh theo hướng tăng hệ số sử dụng đất hoặc tăng diện tích sử dụng công trình xây dựng thì bên B phải có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với giá trị gia tăng do điều chỉnh quy hoạch.
– Trường hợp diện tích đất ở được giao thực tế khác với diện tích đất ở theo MBQH đã được phê duyệt thì tiền sử dụng đất phải nộp được xác định trên cơ sở diện tích đất ở thực tế bàn giao, theo giá sàn bình quân được duyệt.
- Căn cứ theo tiến độ, diện tích bàn giao đất, hai bên thống nhất việc nộp tiền sử dụng đất như sau: (9)
Điều 8. Yêu cầu về chất lượng và chuyển giao công trình thuộc dự án
- Yêu cầu về chất lượng công trình của dự án
Bên B phải tổ chức thực hiện dự án theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được nêu trong HSMT (hoặc HSYC), HSDT (hoặc HSĐX), phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng công trình xây dựng của Nhà nước.
Nhà đầu tư phải chịu sự quản lý chất lượng công trình của bên A và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương.
- Chuyển giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:
a) Thời điểm chuyển giao: Trong thời hạn không quá… ngày, kể từ ngày hoàn thành công tác đầu tư xây dựng để chuyển sang giai đoạn kinh doanh, khai thác, bên B chuyển giao không bồi hoàn các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và các tài liệu liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình cho Nhà nước.
b) Thủ tục chuyển giao:
– Trước thời hạn chuyển giao các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án, bên A sẽ tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình và yêu cầu bên B thực hiện việc sửa chữa, bảo hành những hư hỏng, khiếm khuyết của công trình (nếu có); việc chuyển giao chỉ được thực hiện khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành theo quy định;
– Bên B và bên A lập hồ sơ bàn giao các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;
– Bên B phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để đảm bảo cho các nghĩa vụ khác của bên B phát sinh trước thời điểm chuyển giao; có trách nhiệm thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo, hướng dẫn cho đơn vị được Nhà nước giao tiếp tục vận hành công trình; thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của hợp đồng này.
Bạn đang xem bài viết Mẫu Hợp Đồng Thực Hiện Dự Án Có Sử Dụng Đất tại chuyên mục Mẫu hợp đồng dịch thuật của Công ty Dịch thuật CVN. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ dịch thuật hợp đồng tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,…hay bất cứ dịch vụ dịch thuật nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá dịch thuật hợp đồng tốt nhất, rẻ nhất và uy tín nhất.
Xem thêm danh sách mẫu hợp đồng được cập nhất mới nhất:
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây. Mẫu Hợp Đồng Thực Hiện Dự Án Có Sử Dụng Đất (Tệp PDF)