Mẫu hợp đồng lao động về bảo vệ và phòng cháy rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng giữa hai bên trong một khoảng thời gian nhất định. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu hợp đồng lao động về bảo vệ và phòng cháy rừng ở phần cuối của bài viết.

Mẫu Hợp Đồng Lao Động Về Bảo Vệ Và Phòng Cháy Rừng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

……,ngày ….. tháng ….. năm …..

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

VỀ BẢO VỆ PHÒNG CHÁY RỪNG, CHỮA CHÁY RỪNG

Số: ………………………../HĐLĐBVR,PCR

Hôm nay, ngày………tháng………năm 201…., tại ……….Chúng tôi gồm có:

ĐẠI DIỆN UBND (BÊN A):

  1. Ông (bà): ……………………………, chức vụ: ………..………..…
  2. Ông (bà): ……………………………, chức vụ: .…………….……

NGƯỜI NHẬN HỢP ĐỒNG (BÊN B):

Ông (bà): ……………………………………………………………….….……

Sinh năm: ………………………………………………………………….…

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………

Nơi cư trú: ……………………………………………………………………

Cùng nhau thỏa thuận ký Hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:

Điều 1: Bên B nhận bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã

………………, huyện ………………. với tổng diện tích là: ……..….. ha.

Mức phụ cấp là:……………… đồng/tháng (………………..………………)

Cách tính trả: Trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng.

Thời gian hợp đồng: Từ ngày……tháng…. năm…… đến ngày…… tháng…….năm……

mau-hop-dong-ve-bao-ve-rung-trang-1
Mẫu hợp đồng lao động về bảo vệ và phòng cháy rừng trang 1

Điều 2: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên B

  1. Nghĩa vụ:

1.1 Tuần tra, phát hiện báo cháy kịp thời theo quy định của pháp luật.

1.2. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng: Hướng dẫn người dân cách sử dụng lửa trong sản xuất nương rẫy; cách đốt thực bì sau khai thác rừng trồng; vận động người dân trước khi đốt nương rẫy, thực bì sau khai thác phải báo với UBND xã qua người hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; ghi sổ theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy rừng; giúp chủ tịch UBND xã trong việc thành lập tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng theo nhóm hộ liền kề.

1.3 Tham gia đầy đủ các khóa hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy do lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành của địa phương (Cảnh sát PCCC, Kiểm lâm) tổ chức.

1.4. Kịp thời phát hiện việc phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật báo với UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

1.5. Nếu thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng thì tùy theo mức độ vi phạm mà xem xét chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

1.6. Không được tự ý cắt bỏ hợp đồng khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của bên A.

1.7. Định kỳ 10 ngày báo cáo với Chủ tịch UBND xã và Kiểm lâm phụ trách địa bàn về tình hình thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

1.8. Chịu sự kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của UBND xã, Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

  1. Quyền lợi:

2.1. Ngoài mức phụ cấp nói trên được hưởng các chế độ khác theo quy định:

– Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm Xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

– Được hưởng các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 61/2007/TT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.2. Chấm dứt Hợp đồng lao động khi bên A không thanh toán đầy đủ các chế độ theo hợp đồng đã được ký kết, hoặc thanh toán chậm theo thời gian quy định, nhưng phải báo cho bên A biết trước 30 ngày. Nếu không tuân theo thời hạn báo trước thì bên A không chịu trách nhiệm.

2.3. Được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do Hạt Kiểm lâm tổ chức và xác nhận

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên A.

  1. Nghĩa vụ:

1.1. Xác nhận việc thực hiện Hợp đồng lao động của bên B theo đúng kết quả thực tế và thanh toán tiền phụ cấp cho bên B.

1.2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của bên B. Hàng năm phải phối hợp với cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra, đánh giá kết quả bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

  1. Quyền lợi:

2.1. Chấm dứt Hợp đồng lao động khi bên B không hoàn thành nghĩa vụ được ghi trong Điều 2 của Hợp đồng này.

2.2. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, khen thưởng người nhận hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, hoặc có hình thức xử lý trách nhiệm đối với người nhận hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, để xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã.

mau-hop-dong-ve-bao-ve-rung-trang-2
Mẫu hợp đồng lao động về bảo vệ và phòng cháy rừng trang 2

Điều 4. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ……. tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ……. năm ……

Điều 5. Hợp đồng này làm thành 03 bản.

– Một bản do bên B giữ;

– Một bản do bên A giữ;

– Một bản gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại./.

NGƯỜI NHẬN HỢP ĐỒNG
(Ký tên)
TM.UBND
CHỦ TỊCH

Bạn đang xem bài viết Mẫu Hợp Đồng Lao Động Về Bảo Vệ Và Phòng Cháy Rừng tại chuyên mục Mẫu hợp đồng dịch thuật của Công ty Dịc

mau-hop-dong-lao-dong-ve-bao-ve-va-phong-chay-rung
Mẫu hợp đồng lao động về bảo vệ và phòng cháy rừng

h thuật CVN. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ dịch thuật hợp đồng tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,…hay bất cứ dịch vụ dịch thuật nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá dịch thuật hợp đồng tốt nhất, rẻ nhất và uy tín nhất.

Xem thêm danh sách mẫu hợp đồng được cập nhất mới nhất:

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.