Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực nước ngoài ngày càng gia tăng, mỗi cá nhân người nước ngoài và doanh nghiệp cần hiểu rõ quy trình hợp pháp hóa lãnh sự cho các giấy tờ, tài liệu có yếu tố pháp lý. Bài viết dưới đây, dịch thuật CVN sẽ cập nhật quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất dành cho những ai lần đầu thực hiện hoặc chưa nắm rõ các bước, thủ tục, trình tự.

Các Quy Định Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Mới Nhất Được Cập Nhật

quy-dinh
Các Quy Định Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Được Cập Nhật Mới Nhất

Tìm hiểu ý nghĩa của hợp pháp hóa lãnh sự

Mục đích của việc hợp pháp hóa lãnh sự các loại văn bản, hồ sơ nước ngoài nhằm chứng thực giá trị mang tính pháp lý và cấp quyền sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên lưu ý cơ quan có thẩm quyền sẽ không chứng nhận về nội dung hay hình thức mà chỉ liên quan đến yếu tố quan trọng như chữ ký, con dấu, chức danh, …

+ Xem thêm bài viết: Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Hà Nội, TP.HCM

Các loại giấy tờ cần thiết để hợp pháp hóa lãnh sự 

giay-to
Các loại giấy tờ cần được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự
  • 01 tờ khai xin cấp phép hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
  • Đối với hình thức nộp trực tiếp cần bản gốc giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, căn cước công dân, chứng minh thư, …), còn nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì chụp 01 bản giấy tờ tùy thân và không cần chứng thực
  • Tài liệu đề nghị xin thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự đã được chứng nhận tại nước ngoài
  • 01 bản tài liệu riêng đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
  • Đối với tài liệu được trình bày theo ngôn ngữ quốc tế cần 01 bản dịch nội dung sang tiếng việt. Người nộp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của bản dịch
  • 01 bản chụp các loại hồ sơ, giấy tờ đã được dịch thuật
  • Nếu khách hàng có nhu cầu nhận lại hồ sơ hoàn tất qua đường bưu điện, lưu ý đính kèm 01 phong bì và ghi đầy đủ địa chỉ nơi nhận
  • Trường hợp cơ quan thẩm quyền cần xác thực những loại hồ sơ đặc biệt, cán bộ sẽ liên hệ yêu cầu xuất trình bổ sung 01 bản chụp các loại tài liệu này để thực hiện giải quyết hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Xem thêm bài viết: Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự, Chứng Nhận Lãnh Sự

Ngoài ra, một số lưu ý cần thiết trong quá trình chuẩn bị thủ tục theo quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất bao gồm:

  • Các loại giấy tờ có từ 2 trang trở lên cần đóng dấu giáp lai giữa các tờ
  • Mọi hồ sơ, văn bản nước ngoài cấp đều cần chứng nhận từ đại diện lãnh sự, ngoại giao hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác trước khi trình trước cơ quan thẩm quyền chuyên trách tại Việt Nam
  • Tài liệu không được tẩy xóa, bị rách hoặc có hành vi giả mạo, phục vụ cho mục đích không hợp pháp

Quy trình thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự

quy-trinh
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự nhanh nhất

Theo quy định của mỗi quốc gia, sẽ có một vài loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, do đó để tránh mất thời gian, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Đại sứ quán để xác nhận. Thực hiện trình tự theo quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất tại Việt Nam bao gồm các bước:

Bước 1: Trước tiên các loại tài liệu, hồ sơ cần được chứng thực tại các cơ quan ban ngành có thẩm quyền ở quốc gia cấp.

Bước 2: Xin cấp chứng nhận tại cơ quan lãnh sự nơi giấy tờ được ban hành tại: Cơ quan thẩm quyền nước ngoài hoặc bộ ngoại giao có thẩm quyền tại Việt Nam

Bước 3: Hồ sơ sau khi hoàn thành hai bước trên sẽ được mang đến cơ quan thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

Bước 4: Để thuận tiện sử dụng trên thị trường Việt Nam, hồ sơ sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự cần dịch thuật công chứng đầy đủ.

+ Xem thêm bài viết: Quy Trình Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Trọn Gói Từ A Đến Z

Nơi tiếp nhận hồ sơ theo quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất 

dia-chi-tiep-nhan-ho-so-hop-phap-hoa-lanh-su
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

Các cá nhân hoặc tổ chức cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ, biên bản, hợp đồng, … có thể trực tiếp nộp tại các địa điểm sau:

  • Tại Hà Nội: Cục Lãnh sự ở số 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sở ngoại vụ ở số 6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh 
  • 27 Sở ngoại vụ được bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý hợp pháp hóa lãnh sự

Lệ phí thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất

chi-phi
Lệ phí thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự 

Theo quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất được ban hành trong thông tư 157/2016/TT-BTC đề cập đến mức chi phí xử lý chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

  • Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 đồng/ lần/ bản
  • Lệ phí cấp bản sao các loại hồ sơ, tài liệu: 5.000 đồng/ lần/ bản
  • Ngoài ra, lệ phí chuyển phát hồ sơ sau khi hợp pháp hóa lãnh sự qua đường bưu điện kèm theo nếu có.

Một số lưu ý liên quan đến mức chi phí thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

  • Lệ phí được cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam thu bằng đồng nội tệ (VNĐ)
  • Nộp hồ sơ và lệ phí cùng một lúc, trong đó biên lai thu tiền sẽ được hoàn trả vào ngày nhận kết quả hợp pháp hóa lãnh sự
  • Lệ phí chứng nhận lãnh sự ở nước ngoài sẽ khác nhau tùy theo quy định mỗi quốc gia
  • Một số loại văn bản, tài liệu được miễn giảm phí hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Kê Khai Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Online Nhanh Nhất

Dịch thuật CVN cung cấp cho bạn thông tin, các loại thủ tục, giấy tờ về quy định hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất tại Việt Nam. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn quy trình hợp pháp hóa lãnh sự, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại đáng kể. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá dịch vụ tốt nhất trên thị trường hiện nay.