Hợp đồng quản lý vận hành thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà. Và hợp đồng được ký kết giữa ban quản trị tòa nhà và đơn vị quản lý vận hành. Ban quản trị tòa nhà sẽ ký hợp đồng để thuê đơn vị quản lý vận hành tòa nhà. Đơn vị quản lý tòa nhà sẽ cam kết thực hiện quản lý vận hành tòa nhà có hiệu quả.
Hai bên phải đảm bảo thực hiện được các điều khoản đã nêu trong hợp đồng. Bất cứ bên nào vi phạm đều phải bồi thường hợp đồng. Sau đây, mời các bạn hãy cùng tham khảo và tải về mẫu hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng ở phần cuối bài viết nhé.
Mẫu Hợp Đồng Quản Lý Vận Hành Mới Nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH
SỐ ………/………..
Công trình/hệ thống thoát nước …………
Địa điểm ……………
Giữa
(Chủ sở hữu)
Và
(Đơn vị thoát nước)
Phần I. Căn cứ pháp lý
– Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 14/6/2005;
– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 18/6/2014;
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, thông qua ngày 29/06/2006;
– Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 23/06/2014;
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày 21/06/2012;
– Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12, thông qua ngày 17/06/2009;
– Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
– Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Phần II. Các Chủ thể hợp đồng
Bên A: Tên chủ sở hữu hệ thống thoát nước
– Tên người đại diện: ………………..
– Chức vụ ………………..
– Địa chỉ: ……………..
– Điện thoại: ………Fax ………..
– Số tài khoản: ………Tại ………
– Mã số thuế: ……………
Bên B: Tên đơn vị được lựa chọn quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
– Tên người đại diện: ……..
– Chức vụ ……..
– Địa chỉ: ………….
– Điện thoại: ……… Fax……
– Số tài khoản: ……… Tại…..
– Mã số thuế: ………
Phần III. Nội dung hợp đồng
Bên A và Bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước với các nội dung cơ bản như sau:
Điều 1. Các định nghĩa và giải thích từ ngữ.
Định nghĩa, giải thích các thuật ngữ có liên quan được sử dụng trong hợp đồng.
Điều 2. Đối tượng và mục đích của hợp đồng
– Đối tượng của hợp đồng(1):…….
– Mục đích của hợp đồng(2):……..
Điều 3. Thời hạn và hiệu lực hợp đồng
– Ngày ký kết hợp đồng: …….
– Ngày bắt đầu các hoạt động quản lý vận hành ….
– Ngày kết thúc thời hạn hợp đồng: ……..
– Tổng thời gian thực hiện hợp đồng: …….
– Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.
Điều 4. Hồ sơ tài sản
Trách nhiệm của bên A (3): ……..
Trách nhiệm của bên B (4): ……..
Điều 5. Phạm vi, nội dung công việc
a) Phạm vi (5): ……….
b) Nội dung công việc (6): ………
Điều 6. Các quy định đầu vào áp dụng đối với hệ thống thoát nước(7)
Điều 7. Các quy định đầu ra áp dụng đối với hệ thống thoát nước(8)
Điều 8. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước (9):
Điều 9. Phương thức hợp đồng(10).
Điều 10. Giá trị hợp đồng, điều chỉnh giá trị hợp đồng
- Giá trị hợp đồng(11): …………
- Giá hợp đồng được tính(12): ………
- Điều chỉnh giá trị hợp đồng(13): ………
Điều 11. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
- Nghiệm thu hợp đồng(14): ………………
- Hồ sơ thanh toán(15): …………….
Điều 12. Nội dung thanh toán và phương thức thanh toán.
- Nội dung thanh toán.
– Thanh toán tạm ứng;
– Thanh toán theo khối lượng thực tế công việc hoàn thành theo yêu cầu hợp đồng.
– Thanh toán theo kỳ ….(tháng, quý năm).
- Phương thức thanh toán: …………..
Điều 13. Nghĩa vụ, quyền hạn của bên A(16): ………..
Điều 14. Nghĩa vụ, quyền hạn của bên B (17): ………..
Điều 15. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước(18):
Điều 16. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước(19): ….
Điều 17. Sửa đổi hợp đồng(20): ………………
Điều 18. Giám sát hợp đồng (21): ………….
Điều 19. Giải quyết tranh chấp hợp đồng (22): ……….
Điều 20. Bảo hiểm hợp đồng (23): …………..
Điều 21. Bảo lãnh hợp đồng (24): ……..
Điều 22. Luật áp dụng (25): …………….
Điều 23. Trường hợp bất khả kháng:
Các trường hợp bất khả kháng(26): ………
Điều 24. Các điều khoản khác
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để quy định các điều kiện khác có liên quan của hợp đồng.
Các tài liệu đính kèm
ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
CHỦ SỞ HỮU HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Thực hiện quản lý, vận hành bao gồm cả duy tu, bảo dưỡng các công trình của hệ thống thoátnước. Tùy trường hợp có thể ghi tên hạng mục cụ thể như: đường ống, kênh, mương, hồ điều hòa, trạm bơm, nhà máy xử lý… tại…(tên của lưu vực hoặc đô thị).
(2) Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên nhằm bảo đảm duy trì và phát triển hệ thống thoátnước, cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải; nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ thoát nước.
(3) Bên A có trách nhiệm tổ chức lập và duy trì hồ sơ tài sản toàn bộ các công trình hệ thống thoátnước, bao gồm cả giá trị tài sản bàn giao cho bên B chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thốngthoát nước (gồm hệ thống cống, kênh mương, mạng lưới thu gom chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối…) và các công trình phụ trợ khác.
(4) Bên B có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của hệ thống thoát nước, bao gồm các nhiệm vụ cơ bản, ví dụ như sau:
a) Phối hợp với bên A lập danh mục và cập nhật danh mục tài sản của bên A mà bên B được giao quản lý;
b) Lập Sổ quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải do mình phụ trách, trong đó đối với công trình đường ống thu gom chuyển tải phải ghi chép những thông tin cơ bản: Đường kính, độ dài, độ sâu, vật liệu, vị trí… và các thông tin có liên quan tới quá trình duy tu bảo dưỡng;
c) Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý;
d) Phối hợp với bên A tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng, giá trị còn lại của tài sản.
(5) Quy định ranh giới, phạm vi, quy mô, địa điểm mà đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý và cung cấp dịch vụ thoát nước.
(6) Các nội dung cơ bản có thể bao gồm:
– Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (nước mưa, nước thải, hồ điều hòa, bùn thải từ hệ thốngthoát nước; tái sử dụng nước mưa, nước thải, bùn thải sau xử lý);
– Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì công trình, đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới;
– Lập báo cáo chủ sở hữu về tình hình tài sản được giao quản lý, có cập nhật bổ sung hàng năm theo tình hình thực tế;
– Quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng;
– Quản lý xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;
– Quản lý chi phí, thanh toán giá dịch vụ thoát nước;
– Những nội dung công việc cụ thể khác (nếu có).
(7) Các quy định đầu vào:
– Các quy định, yêu cầu, điều kiện giới hạn về lượng mưa, tần suất mưa, chế độ thủy triều… theo tính toán của hệ thống thoát nước để đảm bảo hoạt động bình thường.
– Các điều kiện giới hạn về chất lượng và khối lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước:
+ Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, v.v…
+ Nước thải bệnh viện (nêu yêu cầu);
+ Nước thải của các đơn vị sản xuất nhỏ trong khu dân cư (nêu yêu cầu)
+ Nước thải sản xuất của các khu công nghiệp (nêu yêu cầu);
+ Các loại nước thải khác (nêu yêu cầu).
(8) Ghi cụ thể quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với việc vận hành hệ thống và quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sau xử lý được áp dụng.
(9) Điều này quy định danh mục các hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước mà bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B hoặc bên B có trách nhiệm lưu giữ (sau khi thực hiện đầu tư theo ủyquyền quản lý) ví dụ như: hồ sơ hiện trạng, hồ sơ quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước, hồ sơ thiết kế, xây dựng mạng lưới, các công trình đầu mối, sổ tay quản lý vận hành công trình… và các tài liệu khác có liên quan.
Các hồ sơ cụ thể được coi như tài liệu đính kèm của hợp đồng.
(10) Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương và quy mô, tính chất công việc để xác định các phương thức hợp đồng theo các quy định hiện hành, ví dụ như: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng giao kế hoạch, hợp đồng đặt hàng, hợp đồng đấu thầu…
(11) là giá trị mà chủ sở hữu phải thanh toán cho đơn vị thoát nước để thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, điều kiện thanh toán và các điều kiện khác theo thỏa thuận theo thời gian quy định trong hợp đồng (hàng năm nếu là đặt hàng, trong suốt thời gian thực hiện nếu là đấu thầu…).
(12) Giá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên (nếu là đấu thầu); hoặc căn cứ giá dự toán được duyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên trên cơ sở hợp lý cạnh tranh, tiết kiệm (nếu không đấu thầu).
(13) Quy định cụ thể các trường hợp điều chỉnh giá trị hợp đồng.
(14) Căn cứ vào các quy định hiện hành để làm cơ sở nghiệm thu thanh toán hợp đồng.
(15) Tùy theo loại hình hợp đồng, hồ sơ thanh toán bao gồm các nội dung cơ bản ví dụ như sau:
– Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công việc hoàn thành.
– Biên bản xác nhận giá trị công việc hoàn thành
– Yêu cầu thanh toán của đơn vị thoát nước, cần nêu rõ khối lượng công việc quản lý vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ trong thời gian yêu cầu thanh toán,
– Xác nhận của chủ sở hữu tài sản về thời gian và chất lượng cung cấp dịch vụ
– Bản sao có công chứng Hợp đồng quản lý vận hành ký kết giữa hai bên.
– Các văn bản khác có liên quan.
(16) Quyền và nghĩa vụ của bên A căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11, các quy định trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, các văn bản pháp lý khác có liên quan, các quyền và nghĩa vụ khác theo điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cụ thể.
(17) Nghĩa vụ và quyền hạn của bên B căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 vềthoát nước và xử lý nước thải.
(18) Quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(19) Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
(20) Điều này quy định các trường hợp cơ bản mà hợp đồng có thể sẽ được sửa đổi, ví dụ như do thay đổi các cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phạm vi công việc… và quy định các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt sửa đổi hợp đồng.
(21) Quy định quyền và cách thức giám sát của bên A đối với bên B, của các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn và cộng đồng đối với việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường… theo đúng nội dung hợp đồng đã được ký kết.
(22) Quy định cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, ví dụ như:
- Giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc hòa giải giữa hai bên.
- Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn.
- Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án.
(23) Quy định trách nhiệm bảo hiểm hợp đồng của các bên. Ngay khi hợp đồng có hiệu lực, tùytheo nội dung công việc của hợp đồng và sự thỏa thuận giữa 2 bên, mỗi bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng về bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
(24) Quy định trách nhiệm của bên B đối với việc bảo lãnh hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, Bên B có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông qua một ngân hàng do 2 bên thỏa thuận, bảo đảm cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã ký với bên A.
(25) Quy định Luật áp dụng đối với hợp đồng; Quy định việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tuân theo các quy định của Nghị định 80/2014/NĐ-CP các quy định pháp luật liên quan và theo các điều kiện cụ thể của hợp đồng.
(26) Quy định các trường hợp bất khả kháng bao gồm các hành động, sự kiện hoặc hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của các bên có liên quan, ví dụ như:
- Chiến tranh (được báo trước hoặc xảy ra bất ngờ), hành động khủng bố, nổi loạn.
- Cháy, nổ, bão lụt, động đất, núi lửa, và các thiên tai bất thường khác.
- Đình công, bãi công.
- Sự cố ngừng cấp điện kéo dài.
- Các nguyên nhân khác.
Nguồn: Thông tư 04/2015/TT-BXD
Bạn đang xem bài viết Mẫu hợp đồng quản lý vận hành tại chuyên mục Mẫu hợp đồng dịch thuật của Công ty Dịch thuật CVN. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ dịch thuật hợp đồng tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,…hay bất cứ dịch vụ dịch thuật nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá dịch thuật hợp đồng tốt nhất, rẻ nhất và uy tín nhất.
Xem thêm danh sách mẫu hợp đồng được cập nhất mới nhất:
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.