Dịch thuật tài liệu sách, đặc biệt là trong các bản dịch văn học là cực kỳ quan trọng đối với một tác giả để họ tiếp cận khán giả từ các nơi khác nhau trên thế giới, và nó được coi là một trong những nhiệm vụ dịch thuật khó khăn nhất. Ngay cả những nhà ngôn ngữ có nhiều kinh nghiệm nhất trong nghề cũng có thể mắc lỗi khi dịch sách.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thách thức mà những dịch giả phải đối mặt khi dịch một cuốn sách và cách để giải quyết chúng.

Khó khăn của dịch thuật văn học

kho-khan-khi-dich-thuat-van-hoc
Những khó khăn khi dịch thuật văn học

Dịch nhưng không thay đổi lối diễn đạt của tác giả

Trong khi dịch thuật chuyên về lĩnh vực kinh doanh phải đòi hỏi độ chính xác cao và phải địa phương hóa ngôn ngữ có liên quan đến những thay đổi về cách bố trí, hình thức, màu sắc, v.v., thì dịch thuật văn học còn có một bước tiến xa hơn. Để có một cuốn sách được phiên dịch một cách tuyệt vời, người dịch phải có kiến thức hiểu biết sâu sắc về văn học và chuyên môn theo chủ đề để đảm bảo tính chính xác của kiến ​​thức mà tác giả muốn chia sẻ thông qua quyển sách.

Người dịch cũng cần phải đảm bảo rằng trong quá trình dịch văn học không được ảnh hưởng đến cách diễn đạt và phong cách viết độc đáo của tác giả. Có nghĩa là các lựa chọn từ ngữ không nên quá theo nghĩa đen hoặc quá phóng đại so với nghĩa của cuốn sách gốc. Chúng nên là những từ “hoàn hảo” một cách phù hợp để khơi gợi dòng cảm xúc của người đọc sao cho giống như bản gốc. Tin tôi đi, dịch thuật văn học không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

+ Xem thêm bài viết: Bài Học Số 23: Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Văn Học

Biểu hiện cụ thể về văn hóa

van-hoa-dich-sach
Các biểu hiện về văn hóa

Đôi khi, tên của một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết hoặc bài thơ được sử dụng như một tính từ chỉ tính cách. Ví dụ, Don Juan là một nhân vật hư cấu khét tiếng trong một vở kịch của Tirso de Molina vào năm 1630. Don Juan là một kẻ phóng túng giàu có, người dành cả cuộc đời mình để quyến rũ phụ nữ. Khi sự nổi tiếng của nhân vật ngày càng tăng, Don Juan trở thành một biểu hiện chung cho một người có tính cách lăng nhăng.

Câu hỏi đặt ra ở đây là khi thực hiện một bản dịch văn học có đề cập đến nhân vật này, người dịch có nên giữ nguyên tên như bản gốc và thêm chú thích vào cuối trang hay không? Hay họ nên tìm một nhân vật hư cấu tương đương trong văn hóa của ngôn ngữ cần phải dịch khác?

+ Xem thêm bài viết: Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Đối Tác Dịch Thuật Chuyên Nghiệp?

Tiếng địa phương và tiếng lóng

tieng-dia-phuong-tieng-long
Các tiếng địa phương và tiếng lóng

Việc sử dụng tiếng lóng hoặc tiếng địa phương trong tiểu thuyết hoặc thơ không còn gì xa lạ với độc giả, nhưng đó cũng là một thách thức đối với người dịch khi xử lý một dự án dịch văn học. Làm cách nào để họ có thể dịch những từ này sang một ngôn ngữ mới mà vẫn giữ được phong cách nói chuyện độc đáo của các nhân vật? Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell là một đại diện tiêu biểu cho trường hợp này. Hầu hết những người da đen trong cuốn tiểu thuyết đều nói theo tiếng địa phương. 

Quy trình dịch thuật văn học

quy-trinh-dich-thuat-van-hoc
Quy trình dịch thuật văn học

Một bản dịch văn học xuất sắc đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhà ngôn ngữ học giàu kinh nghiệm, những người phải dành rất nhiều thời gian cũng như công sức để hoàn thiện bản dịch một cách xuất sắc. Một quy trình làm việc rõ ràng sẽ là trợ thủ đắc lực và không thể thiếu để đảm bảo chất lượng và đáp ứng đúng thời hạn của nhà xuất bản. Quy trình này có thể khác nhau tùy theo phong cách làm việc của người dịch, nhưng vẫn bao gồm các bước cơ bản sau:

Đọc sách gốc

Bước này có thể được coi là nền tảng của toàn bộ dự án dịch thuật. Tại sao? Nếu bản thân người dịch không hiểu rõ nội dung cuốn sách thì làm sao họ có thể truyền tải thông điệp chính xác của cuốn sách đến với các độc giả?

Ở bước này, người dịch nên đọc lại sách gốc (nhiều lần) để nắm được ý tưởng, thông điệp và lối diễn đạt của tác giả. Nhưng đọc cuốn sách gốc chỉ là bước chuẩn bị đầu tiên. Người dịch có thể dùng vài ngày tới để đọc những cuốn sách trước của tác giả (để hiểu đầy đủ về phong cách văn chương của tác giả), nghiên cứu về các chủ đề có liên quan hoặc các tài liệu tham khảo văn hóa được đề cập trong cuốn sách, và thảo luận với người bản xứ về những điểm chưa rõ ràng nếu cần thiết. Chỉ khi người dịch biết rõ cuốn sách từ trong ra ngoài, họ mới nên bắt đầu dịch nó.

Dịch và tự đánh giá bản dịch

danh-gia-ban-dich
Tự đánh giá bản dịch

Để tránh xung đột trong các phong cách văn học, chỉ một dịch giả nên dịch cuốn sách đó. Sau đó, người dịch sẽ tự đánh giá bản dịch đầu tiên một vài lần cho đến khi họ hài lòng với kết quả.

+ Xem thêm bài viết: 16 Phần Mềm Dịch Thuật Tốt Nhất Hiện Nay

Chỉnh sửa phiên bản đã dịch

Một nhà ngôn ngữ bản xứ thứ hai sẽ xem xét lại toàn bộ cuốn sách đã dịch để sửa chữa lại những sai lầm có thể xảy ra. Người biên tập thực hiện các thay đổi về lỗi diễn đạt hoặc sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc câu, sự không nhất quán và sử dụng sai thuật ngữ.

Kiểm tra và hoàn thiện

Không giống như người biên tập đọc và so sánh mục tiêu với văn bản nguồn, nhà ngôn ngữ học thứ ba chỉ đọc bản dịch cuối cùng để đảm bảo độ mượt mà và nhìn nhận của cuốn sách. Kiểm tra lại luần cuối và tập trung vào chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi đánh máy, ngôn ngữ nhất quán và định dạng tổng thể của bản dịch.

Chế bản điện tử

Sau tất các bước, cuốn sách sẽ được trình bày và lập theo một mẫu thích hợp. Nó được xem xét lại (đánh giá trong ngữ cảnh) trước khi in và xuất bản.

Lời khuyên cho người dịch văn học

loi-khuyen-cho-nguoi-dich-van-hoc
Lời khuyên cho người dịch thuật văn học

Đừng quên trao đổi với tác giả

Hơn ai hết, tác giả cuốn sách là người tạo ra và hiểu cuốn sách nhất. Vì vậy, đừng lãng phí một tài liệu tham khảo tốt như vậy cho nhiệm vụ dịch thuật văn học của bạn. Hãy hỏi họ về những chương khó hiểu mà bạn đang bận tâm, hoặc nói chuyện với họ về nguồn cảm hứng của cuốn sách và các nhân vật. Mọi thông tin sẽ rất giúp ích cho bạn trong quá trình dịch thuật.

Tất nhiên, việc trao đổi này không hẳn là một điều dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, tác giả đã qua đời hoặc không thể liên lạc trực tiếp với bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đọc và tham khảo các tiểu thuyết khác của tác giả hoặc một số bài phỏng vấn cũ mà tác giả đã làm về cuốn sách. Đặc biệt lưu ý rằng, sách dịch phải truyền tải được tiếng nói và lối diễn đạt của tác giả, vì vậy sự giúp đỡ của họ rất quan trọng.

+ Xem thêm bài viết: Làm Thế Nào Để Trở Thành Biên Dịch Viên Chuyên Nghiệp?

Đừng bắt đầu dịch khi người dịch chưa đủ tự tin về kiến ​​thức của họ về cuốn sách

kien-thuc-van-hoc
Người dịch cần phải có kiến thức văn học

Như đã nói, nếu người dịch không hiểu và truyền tải đúng nghĩa thì không thể mong người đọc có nhận thức đúng về cuốn sách. Một người dịch sách sẽ xóa bỏ khoảng cách ngôn ngữ giữa tác giả và độc giả, cuối cùng là để kiến ​​thức được lan tỏa. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn biết tất cả các khía cạnh của cuốn sách trước khi bắt tay vào dịch nó.

Kiến thức của một dịch giả song ngữ không đủ cho một bản dịch văn học

Trên thực tế, chỉ có một số nhỏ các nhà ngôn ngữ học đủ tiêu chuẩn để dịch văn học. Bản thân người dịch phải là một nhà văn, một blogger, hoặc một người thích chơi chữ và đa dạng về ngôn ngữ.

Đọc, đọc nữa và đọc nhiều hơn nữa

Ngay cả khi bạn đang trong quá trình dịch, đừng ngừng đọc sách và chủ đề có liên quan để mở rộng vốn từ vựng và kiến ​​thức có ảnh hưởng trực tiếp đến sách đã dịch của bạn. Hơn thế nữa, việc đọc sách có thể khơi gợi nguồn cảm hứng và đưa dự án của bạn lên một tầm cao mới.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dịch Thuật